CHIA SẺ

Trang

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

SÂU BỆNH GÂY HẠI CÂY TÙNG LA HÁN

Với ưu điểm là ít tốn thời gian chăm sóc, cây dễ sống với nhiều môi trường khác nhau, lại có khả năng sống rất lâu, sức sống mãnh liệt, Tùng La Hán nhanh chóng chiếm được niềm ưu ái trong lòng người chơi cây. Bạn có thể dễ dàng trồng loài cây quý hiếm này trên sân thượng hoặc đặt một chậu bên cạnh cửa sổ lớn hoặc ngoài ban công… Ngoài kỹ thuật trồng và chăm sóc thì bạn cần chú ý phòng trừ một số loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây.


Cây Tùng La Hán

Thời điểm Cây Tùng La Hán dễ bị sâu bệnh

Tùng La Hán vốn là loại cây sống rất lâu và sức sống rất mãnh liệt. Để có được cây Tùng La Hán có tán đẹp thì Bạn cần phải dày công chăm sóc, ấy vậy mà sâu bệnh lại gây hạn khiến cây chết thì thật phí.

Những thời điểm như thay chậu, cây ra đọt non hoặc thời tiết mưa nhiều hay nắng nóng nếu chăm sóc không đúng cách cây có sẽ yếu ớt, thiếu sức sống và dễ dàng bị sâu bệnh xâm hại có thể dẫn đến chết cành thậm chí chết cây.


Thời điểm Cây Tùng La Hán dễ bị sâu bệnh

Sâu bệnh phổ biến hại Cây Tùng La Hán

Phổ biến có một đối tượng sâu bệnh gây hại Cây Tùng La Hán là: Rầy Mềm, Rệp Sáp, Sâu Vẽ Bùa, Rệp Lá, Nấm Lá

Rầy Mềm và Sâu Vẽ Bùa: Chúng sẽ tấn công khi Cây Tùng La Hán vừa nhú đọt non. Khi cây bị chúng tấn công thì nên ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, héo hay sâu ăn lá sau đó tiến hành phun bằng thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC – Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Rệp Sáp: Tùng La Hán thường bị Rệp Sáp bám ở các búp lá non làm cho búp lá chùn lại không lớn được. Bạn có thể dùng thuốc trừ rệp hoặc dùng thuốc diệt muỗi. Khi dùng thuốc xịt muỗi Bạn nên phun đẫm ướt lá trước bằng nước, rồi xịt thuốc, sau một lát Rệp sẽ chết, Bạn tiếp tục phun nước lần nữa để rửa thuốc đi. Bạn chỉ cần xịt thuốc 1 lần, tuy búp lá non có thể bị tổn tương chút ít những sẽ phát triển trở lại bình thường.

Bệnh Rệp Lá: Rệp thường chí bám ở các búp lá non, chúng phát sinh theo mùa, thường vào đầu xuân hay cuối thu. Loại rệp này chỉ cần phun thuốc diệt rệp vài ba lần, mỗi lần cách nhau một tuần là được.


Sâu bệnh phổ biến hại Cây Tùng La Hán

Bệnh Nấm Lá: Nấm lá phát sinh do La Hán Tùng đặt ở nơi độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Nấm màu trắng, bám rất chặt ở mặt sau của lá, sau lan dần lên cả mặt trên làm cho lá trắng bệch, khiến ta tưởng lá bị phủ bùn đất bẩn. Nếu lấy móng tay cạo thì nấm khó bong ra, có thể làm nát lá. Nấm nhiều làm cho lá Tùng La Hán dày lên và cong lại, màu xanh của lá giảm đi, cành teo tóp. Bệnh nặng kéo dài nếu không được chữa, cành có thể bị chết. Phun các loại thuốc trừ rệp không có tác dụng.

Cách trị bệnh: Bạn để cây ra nắng, dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loãng với nước tỷ lệ 50-50. Lấy mảnh vải màn mỏng, nhúng nước xà phòng lau từng lá bị bệnh, cả mặt trên và dưới, nếu chỉ phun nước xà phòng thì không có tác dụng. Lau đến đâu, nấm bong ra đến đó, lá sẽ sạch và xanh trở lại. Bạn nhớ đeo găng tay loại dùng rửa chén bát tránh xà phòng đậm đặc ăn da tay. Đồng thời, bạn cần tăng cường chăm bón cho nõn lá mới phun ra, cây sẽ hồi phục và xanh tươi trở lại.

CHĂM SÓC CÂY TÙNG LA HÁN

Tùng La Hán là loại cây dễ chăm sóc, cây có khả năng chịu hạn tốt, chịu lạnh kém. Cây ưa sáng và thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ nóng ẩm, đất trồng thích hợp nhất là đất thịt. Cây không yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc. Ngoài các yếu tố trên người trồng chỉ cần bón phân định kỳ, tỉa cành tạo tán theo ý muốn là cây xanh tốt quanh năm.


Chăm sóc Cây Tùng La Hán

Tưới nước

Tùng La Hán thích hợp với kỹ thuật tưới nhỏ giọt, bởi bộ rễ của cây luôn được giữ ẩm, chất dinh dưỡng được vận chuyển một cách dễ dàng. Nếu tưới quá nhiều cây sẽ úng và chết, nếu tưới quá ít cây sẽ chậm phát triển, cằn cỗi.

Nhiệt độ

Tùng La Hán là cây thân mộc nên có thể chịu hạn tốt, thích nhiệt độ nóng ẩm từ 18-25oC. Tuy nhiên Tùng La Hán là loài cây chịu lạnh kém nên vào mùa Đông lá thường cằn cỗi.


Nhiệt độ trồng Cây Tùng La Hán

Ánh sáng

Do là cây ưa sáng nên nếu trồng trong nhà cần phải cho cây ra nắng thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đất trồng

Đất trồng thích hợp nhất là đất thịt, Cây Tùng La Hán là cây ưa ẩm, chịu hạn, nhưng nếu đất mà nhão thành bùn thì cây khó sống. Người trồng có thể trồng trên chậu 5 – 6 năm liền và cũng không nên đánh, chuyển chậu thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng cây bị chết. Đối với cây trồng ở trong chậu, đất được sử dụng chủ yếu là đất phù sa, đất cát đen 50% rải ở bên dưới đáy chậu. Người trồng chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm, tưới và thay chậu khi cây phát triển bộ rễ to.


Đất trồng Cây Tùng La Hán

Bón phân

Không đòi hỏi cầu kỳ, chỉ cần Bạn bón NPK pha loãng với tỷ lệ 1/20, nước tiểu pha loãng 1/20, nước ốc ngâm pha loãng 1/20 bón 1-2 tháng đầu 1 lần. Người trồng, có thể phun bổ sung phân bón lá cho Cây Tùng La Hán nhưng nên nhớ không tưới phân khi cây đang ra đọt.

Tỉa cành tạo tán

Thời gian cắt tỉa cành có thể vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thời điểm tháng 3, tháng 7 để cây có thể phát triển chồi mạnh vào tháng 4 và tháng 9.

CÁCH TRỒNG CÂY TÙNG LA HÁN

La Hán Tùng là một loại Cây Cảnh, Cây Bonsai đẹp có khả năng chịu hạn tốt. Cây dễ trồng dễ chăm sóc, dễ nhân giống lại có giá trị thẩm mỹ cao nên được nhiều công trình ưa chuộng trồng.


Cách trồng Cây Tùng La Hán

Lựa chọn đất trồng Cây Tùng La Hán

Cây Tùng La Hán có thể thích hợp ở nhiều loại đất khác nhau, thành phần đất trồng cũng có thể lựa chọn là mụn dừa và trấu. Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoại mục, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% xơ dừa.

Cây Tùng Lá Hán thích hợp trồng được ở cả trong chậu và trong vườn. Tuy nhiên, nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu.

Nhiệt độ thích hợp trồng Cây Tùng La Hán

Tùng La Hán là cây thân mộc nên có thể chịu hạn tốt, thích nhiệt độ nóng ẩm từ 18-25oC. Tuy nhiên Tùng La Hán là loài cây chịu lạnh kém nên vào mùa Đông lá thường cằn cỗi.


Nhiệt độ thích hợp trồng Cây Tùng La Hán

Cách trồng Cây Tùng La Hán

Nói về kỹ thuật trồng Cây Tùng La Hán bạn có thể áp dụng theo 3 phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành và giâm cành.

Đối với phương pháp gieo hạt. Bạn chỉ cần đợi tới khi quả chín đỏ, tức là thời điểm hạt đã già. Bạn tiến hành thu hoạch lấy những quả la hán chín đỏ và gieo toàn bộ số hạt vào trong một khay đất mịn được chuẩn bị từ trước. Sau đó để vào nơi râm mát, giữ ẩm thường xuyên. Sau khi gieo hạt được khoảng từ 1-2 tháng, Tùng La Hán bắt đầu phát triển thành cây con. Bạn chỉ cần chờ đợi và chăm sóc cho cây cứng cáp và đánh ra ngoài trồng. Bạn có thể gieo hạt Tùng La Hán quanh năm nhưng thích hợp nhất vào đầu mùa Xuân.


Cách trồng Cây Tùng La Hán

Nếu dùng phương pháp giâm cành trong bầu sẽ rất thuận tiện cho việc chăm sóc. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt độ cao 15 – 20 cm, đặt cây trong bóng râm 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng. Khi cây được 80cm trở lên mới đem trồng xuống đất.

Cách trồng: Bạn tiến hành trồng cây con như những loại cây khác. Chú ý chuẩn bị đất trồng kỹ lưỡng, nên bón lót một lượng phân chuồng hoai mục nhất định cách từ 15-20 ngày trồng. Bạn cũng nên hạn chế di chuyển cây sau khi đã trồng.

CÂY TÙNG LA HÁN CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Mới nghe đến cái tên “Cây Tùng La Hán” thôi đã khiến chúng ta liên tưởng đến một loại cây lâu đời và đặc biệt. Tên Cây Tùng La Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vẻ đẹp khí phách cũng như giá trị của Cây Tùng La Hán được xếp vào những loại cây quý hiếm, trong những năm gần đây loại Cây Tùng có giá trị lớn, có cây lên đến trị giá bạc tỷ.


Cây Tùng La Hán có ý nghĩa gì

Cây Tùng La Hán – loại cây quý hiếm

Tên gọi La Hán Tùng (Tùng La Hán) bắt nguồn từ Trung Quốc, có nghĩa là một loài thông có hạt nằm trên đế mập trông tựa như một bức tượng la hán (quả của cây rất giống Tượng La Hán).

Dường như ngày xưa Cây Tùng La Hán xuất hiện trong không gian của những gia đình giàu có quý tộc để thể hiện sự uy nghi, bề thế của gia cảnh đồng thời loại cây này có linh khí rất tốt giúp xua đuổi tà ma, loại trừ các khí độc, đem sự bình yên đến gia đình.


Cây Tùng La Hán – loại cây quý hiếm

Theo quan niệm của người Trung Quốc và người Nhật cho rằng loại cây quý này có linh khí rất tốt bởi chúng có thể sống hàng ngàn năm tuổi, giúp cản gió độc, trừ ma quỷ, xua đuổi những điều xui xẻo đến với gia đình.

Một thời gian dài, Tùng La Hán được xem là loài cây quý hiếm trong các vườn cảnh của những gia đình giàu có, quý tộc, hay các bậc đế Vương vua chúa, nên khá xa lạ với quần chúng lao động.

Cây Tùng La Hán mang lại sự thịnh vượng, giàu sang

Ngày nay, dưới bàn tay của các nghệ nhân Cây Cảnh, Cây Tùng La Hán ngày càng đẹp hơn, đẹp hơn cả về khí chất lẫn hình dáng cây. Vì thế, La Hán Tùng không chỉ là một Cây Cảnh Ngoại Thất đẹp, chúng có thể trồng trong vườn nhà hoặc Bạn có thể thấy ở nhưng khu di tích, nơi cảnh quan Chùa…

Ngoài ra trong nghệ thuật các Cây Bonsai thì loại cây này cũng trở thành những tác phẩm cực lôi cuốn trong lòng người. Với bàn tay nghệ nhân thì Tùng La Hán càng trở nên tinh tế và đẹp hơn bao giờ hết.


Cây Tùng La Hán mang lại sự thịnh vượng, giàu sang

Đặc điểm của cây rất đặc biệt là chúng ít biến đổi trong quá trình sống, chúng cứng cỏi và bền bỉ nên được ví tố chất khí phách của người anh hùng, hiên ngang, bất khuất trong bất cứ trường hợp nào… Với ý nghĩa đặc biệt này mà Cây Tùng La Hán khiến nhiều người muốn sở hữu riêng cho mình loại cây đẹp này.

Vậy nên khi có được cây rồi trong quá trình trồng cây cần có sự chăm sóc tốt, kỹ càng để giúp cây phát huy thế mạnh của mình đem đến sự thịnh vượng, giàu sang, vinh hoa, may mắn đến cho người trồng.

TÙNG LA HÁN LÀ CÂY GÌ?

Tùng La Hán hay còn gọi là La Hán Tùng, Thông La Hán, Vạn Niên Tùng… Cây có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus thuộc họ Podocarpaceae (Thông Tre). Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản, cây được nhập vể Việt Nam và ngày càng phát triển rộng khắp. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang,… và được trồng làm cảnh khắp nước. 


Tùng La Hán là cây gì

Đặc điểm hình thái

Tùng La Hán là một trong những loại cây được sử dụng nhiều trong các công trình, bên cạnh vẻ đẹp mà cây mang lại, còn có ý nghĩa may mắn, phồn vinh.

Cây thân mộc, có màu nâu tối, cây có chiều cao trung bình từ 7-10m, tối đa là 20m, cành nhánh nhiều, tán lá rộng.


Đặc điểm hình thái của Cây Tùng La Hán

Lá của Cây Tùng La Hán mọc so le, có dạng hình xoắn ốc, dày, cứng và có màu xanh đậm. Lá cây bền, ít rụng và xanh quanh năm.

Quả của Cây Tùng La Hán có dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tía nhìn giống ông la hán khoác áo cà sa nên cây có tên gọi là Tùng La Hán. Hạt của cây được dùng để ươm trồng cây giống, trồng cây kiểng nội thất đẹp và sang trọng.

Đặc điểm sinh thái

Cây Tùng La Hán có thể chịu hạn tốt, thích nhiệt độ nóng ẩm (nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là trong khoảng từ 18-25oC), tuy nhiên Tùng La Hán là loài cây chịu lạnh kém. Tùng La Hán xanh quanh năm, là loài cây mang lại màu xanh tươi mát, không khí trong lành cho môi trường.


Đặc điểm sinh thái của Cây Tùng La Hán

Cây Tùng La Hán ưa sáng, thích ẩm và thân cây dễ uốn nắn nên dễ dàng trong việc tạo hình cho cây. Từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chơi Cây Cảnh, Cây Tùng La Hán đã trở thành một trong những cây có giá trị thẩm mỹ, kinh tế cũng như về mặt phong thủy.

Vì thế, Cây Tùng La Hán đẹp là một trong các loại cây được sử dụng rất nhiều trong các công trình như công viên, đình chùa, khuôn viên các công trình văn hóa, sân vườn biệt thự, tiểu cảnh.

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

GIỚI THIỆU VỀ CÂY TÙNG LA HÁN



Cây Tùng La Hán

Tên phổ thông : Thông La Hán, Tùng La Hán, La Hán Tùng, Thông Tre Lá To
Tên khoa học  : Podocarpus macrophyllus
Họ thực vật     : Thông tre – Podocarpaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Nhật Bản và Trung Quốc.
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: thuộc loại cây gỗ lớn, cành nhánh nhiều, dài, mọc ngang hay rủ xuống. Lá hình kim, giải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới.
Hoa, quả, hạt:  Là cây đơn tính. Cây đực nở hoa hình cọc có sợi màu trắng đục. Hoa của cây cái có đài hoa to, bên dưới có bốn cái vẩy dạng tuyến.  Quả chia làm 2 phần, phần trên là hạt giống, hình cầu tròn màu xanh; phần dưới có màu tím nhạt. Khi chín quả mỏng có dạng hình trụ, biến thành màu đen. Hạt tròn màu tím nhạt.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: chậm

Phù hợp với: ưa bóng râm, có thể đặt cây cảnh trong nhà. Nhiệt độ ấm áp, chịu lạnh kém. Cây ưa nước nhưng không chịu được sự úng nước, thường xuyên tưới nước cho cây. Đất tơi xốp, phì nhiêu và thoát nước tốt.

Quả ăn có vị chua thơm ngọt, hình dáng giống như pho tượng La Hán, nên có tên là La Hán Tùng. Cây thường được trồng làm cảnh trong công viên, vườn nhà, đình chùa.

Tùng La Hán không chỉ là Cây Cảnh Đẹp mà còn xanh tươi bốn mùa, có thể thanh lọc không khí một cách hiệu quả, điều tiết độ ẩm không khí, rất có lợi cho sức khỏe.